Đi Tiểu Buốt Ra Mủ Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
Đi Tiểu Buốt Ra Mủ Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Bởi đây có thể là lời cảnh báo đến người bệnh rằng bản thân đang mắc phải vấn đề nghiêm trọng ở sức khỏe. Vậy dấu hiệu trên nguyên nhân từ đâu đến? Xin mời quý độc giả hãy tham khảo bài viết sau.
Hiện tượng đi tiểu buốt ra mủ là thế nào?
Đi tiểu ra mủ, tiểu lẫn mủ - hiện tượng nước tiểu có mủ có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường nhưng cũng không ít trường hợp buộc phải làm xét nghiệm mới đánh giá được lượng mủ. Nếu đi tiểu lẫn máu bác sĩ sẽ xác định thêm lượng bạch cầu và hồng cầu.
Lưu ý: Hiện tượng tiểu lẫn mủ rất dễ nhầm lẫn với tiểu dưỡng chấp, tiểu ra cặn oxalat hoặc photphat urat khi mắc sỏi đường tiết niệu.
Mủ lẫn nước tiểu thường gồm 2 loại:
Tiểu buốt có mủ vi thể: Phải soi bằng kính hiển vi mới thấy các sợi tế bào bạch cầu bị thoái hóa, vi khuẩn E.coli hoặc tụ cầu khuẩn.
Tiểu buốt có mủ đại thể: Quan sát bằng mắt thường thấy nước tiểu thoát ra lẫn mủ, vẩn đục, có lắng cặn. Cặn mủ chủ yếu là các sợi hoặc hạt lấm tấm lẫn chất nhầy.
Tiểu buốt ra mủ là dấu hiệu bệnh gì?
Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo nếu đi tiểu ra mủ kéo dài trên 2 ngày kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi đi tiểu, nước tiểu đục… thì nên đặc biệt chú ý, rất có thể do những bệnh sau gây nên:
Lậu:
Song cầu khuẩn lậu Neisseria gonorrhea lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Sau 2 – 6 ngày ủ bệnh các triệu chứng lậu bắt đầu xuất hiện, đặc trưng nhất là chảy dịch mủ ở đầu dương vật, lỗ niệu đạo vào sáng sớm khi thức dậy, đi tiểu buốt, tiểu ra mủ, tiểu khó, thậm chí tiểu lẫn máu.
Khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu; trường hợp nặng sẽ bị sưng tấy, viêm loét bộ phận sinh dục gây đau đớn, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở cả nam và nữ.
Viêm niệu đạo:
Vi khuẩn Chlamydia, Trichomonas hay Candida dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm nhiễm nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn.
Đây là nguyên nhân khiến người bệnh đau buốt niệu đạo mỗi khi đi tiểu, tiểu có lẫn mủ hoặc máu, cảm giác căng tức khi đi tiểu; dịch mủ vàng hoặc xanh tiết ra ở lỗ sáo gây ngứa ngáy, khó chịu. Xuất hiện những cơn đau rát, khó chịu khi xuất tinh hoặc quan hệ tình dục, cơ thể sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, suy nhược, nổi hạch bẹn.
Bệnh viêm tuyến tiền liệt:
Tuyến này bị viêm nhiễm, lở loét khiến chức năng hệ bài tiết nước tiểu bị ảnh hưởng và là nguyên nhân chính gây tiểu buốt, tiểu có mủ ở niệu đạo, tiểu rắt. Nhiều trường hợp có lẫn máu ở trong nước tiểu và tinh dịch, đau vùng bìu bẹn, xương mu.
Ngoài ra, nước tiểu có lẫn mủ còn do thủ thuật nong niệu, sỏi bàng quang, thăm dò bàng quang… khiến lớp niêm mạc tổn thương.
Hỗ trợ chữa trị tình trạng tiểu buốt ra mủ bằng cách nào hiệu quả?
Trước những tác hại tiểu ra máu như trên, việc tìm đúng phương pháp điều trị tiểu buốt ra mủ an toàn, hiệu quả là điều rất cần thiết.
Sử dụng thuốc kháng sinh: Chỉ định với các trường hợp đái ra mủ vi thể, phát hiện sớm để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm men có hại, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phục hồi tổn thương nhanh chóng.
Phương pháp quang dẫn CRS: Sử dụng mức nhiệt lượng để tăng khả năng thẩm thấu thuốc lên tế bào tổn thương, kích thích tế bào phục hồi, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, điều hòa quá trình tiểu tiện.
Phương pháp DHA: Nếu nước tiểu lẫn mủ do mắc bệnh lậu bác sĩ chỉ định áp dụng phương pháp DHA cải tiến mới dựa trên nguyên lý định tính, định lượng, định vị chính xác song cầu khuẩn lậu giúp loại bỏ triệu chứng bệnh hiệu quả, tiêu diệt mầm bệnh, ngăn ngừa nguy cơ tái phát về sau.
✤ Ngoài ra, tùy thuộc vào từng nguyên nhân bệnh lý khác nhau, phòng khám có thể áp dụng các phương pháp tiên tiến khác như phương pháp Oxygen, công nghệ CRS.... giúp nâng cao sức đề khán nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.